Bát hải Động đình .



Bát hải Động đình .
Bách Việt Trùng cửu.
Trong tín ngưỡng Đạo giáo ở Việt Nam có một vị thần khá đặc biệt là vua cha Bát Hải Động Đình. Đền thờ vị thần này tới nay còn lưu lại ở nhiều nơi như đền Đồng Bằng ở Thái Bình:
(Ảnh net)
Bát Hải Động Đình là vua cha của nhiều vị thần khác trong đạo giáo:
– Quan lớn đệ nhị thượng ngàn, là con thứ hai của vua cha Bát Hải Động Đình, cai quản miền núi.
– Đệ tam thoải phủ, là con thứ ba. Đây cũng là Mẫu Thoải, là thủy thần.
– Đệ ngũ Tuần tranh, con thứ năm, bị lưu đày và thờ ở đền Kỳ Cùng Lạng Sơn.
– Ông hoàng Mười ở Nghệ An.
Tất cả những vị thần Đạo giáo này đều là từ thời Hùng Vương. Như vậy thì Đạo giáo ở Việt Nam đã chẳng phái có từ lâu, trước khi bị 1000 năm Bắc thuộc hay sao?
Bát Hải Động Đình cho thấy rõ Động Đình là vùng biển chứ không phải hồ. Bát là 8, con số chỉ phương Đông trong Hà thư. Bát Hải tức là … biển Đông. Bát Hải Động Đình cho thấy rõ Động Đình là biển Đông của nước ta, chứ chẳng phải đầm Vân Mộng ở Hồ Nam bên Tàu.
Vua cha Bát Hải Động Đình như thế cũng chính là Thần Long Động Đình, người sinh ra con gái, cưới Kinh Dương Vương trong truyền thuyết. Nói cách khác đây là ”ông ngoại” của Lạc Long Quân, hay là dòng máu ”ngoại” của dân Bách Việt.
Có nơi còn gọi là Bạt Hải Long Vương, như ở đền thờ tại Tiên Lãng Hải Phòng. Bát hay Bạt chỉ là hai cách ghi âm khác nhau. Nhưng có lẽ bất ngờ hơn khi biết Bạt Hải chính là … Bột Hải trong cổ sử. Đền thờ Cao Lỗ, vị tướng của Thục An Dương Vương ở Nho Lâm Diễn Thọ (Nghệ An) ghi rõ họ Cao xuất xứ từ Bột Hải, với bức hoành phi “Bột Hải triều Nam” và nhiều câu đối trong đền như:
Vạn cổ anh linh nguyên Bột Hải
Ức niên miếu mạo đối Cao Sơn
Bột Hải triều Nam thì không thể còn có chỗ nào khác là biển Đông của nước ta.
Việc xác định Bột Hải là Bạt Hải – biển Đông – Động Đình cho thấy các đảo Bồng Lai, Doanh Châu trong Hoa sử nằm ở rìa Đông Bột Hải, tức là danh thắng Vịnh Hạ Long nước ta. Tần Thủy Hoàng phái Từ Phúc đi tìm chốn Bồng Lai cũng là đi ra biển Đông. Tất cả cho thấy… Hoa sử bắt đầu từ chính vùng ven biển Đông Việt Nam, đúng với truyền thuyết Việt Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình và Lạc Long quân dẫn 50 người con mở mang thủy phủ Nam minh về phía Đông Nam…
Văn Nhân góp ý :
Trong tâm thức người Á đông RỒNG là 1 biểu tượng cực kỳ hùng vỹ , mỗi lần rồng hiện là rung chuyển trời đất , sóng gào gió thét …, hình tượng rồng không thể tách rời môi trường của Rồng là biển cả , trong tứ linh Long-Ly-Quy-Phụng thì Rồng trấn phương Đông …ghép 2 thông tin biển cả và phương đông ta được ‘biển đông’…thực vậy chỉ ‘biển Đông’ mới xứng đáng với tầm cỡ của Rồng – Long .
Long cung của Long vương không thể nào xây ở cái đầm nước ngọt nông tèn tẹt chỉ vài ba thước nước như ở đầm Vân mộng được vì vậy họ Thần Long Động đình của Long mẫu là tổ mẫu của người Việt không thể sống ở vùng Hồ nam Trung quốc ngày nay.
Thông tin về họ Thần long ở động đình hồ đã mặc nhiên khẳng định Động đình hồ không phải là cái đầm nước ngọt mang tên Vân Mộng ở Hồ nam , chỉ có biển Đông mới xứng với họ Thần long do đó Động đình hồ … chốn cội nguồn của người họ Hùng nay là người Việt chỉ có thể là miền đất nằm bên bờ Biển đông chứ không thể là bất kỳ nơi nào khác .

Bình luận về bài viết này