Ta có :.
– 8 Quẻ xếp trên mặt phẳng của Dịch học Họ Hùng.
– ý nghĩa của đồ hình Tiên thiên bát qúai và đồ hình 8 qủe Tròn – vuông
Cho đến nay người ta vẫn chưa thực sự hiểu ý nghĩa của Bát quái đồ , đa số hiểu theo nghĩa tai dị bát quái là thứ kính chiếu yêu thường đem treo trước cửa nhà….đề phòng tà ma làm hại .
– với nhãn quan khoa học thì :
-8 quẻṭạothành 4 trụccủamộthệtọađộ : – nhìntrongkhônggian 3 chiều
Chỉ tại con người ‘ hữu nhỡn vô ngươi ‘ mà một khái niêm ở đỉnh cao khoa học biến thành thứ tà ma yêu thuật chứ nào phải là người xưa kém cỏi u mê .
– Bát quái cũng như Dịch học nói chung có muôn ngàn ứng dụng , tùy lãnh vực vận dụng mà ta sắp xếp định vị các quẻ với điều kiện phải tuân thủ một hệ luận lý thống nhất và xuyên suốt , đồ hình Bát quái ‘Không-Thời gian ‘ căn cứ chủ yếu vào những thông tin của địa lý – lịch sử Việt nam .
– 2 quẻ Đoài cấn đặt theo hướng Xích đạo và địa cực Bắc hiên nay vì :
– Nước Việt nam xưa gọi là ‘Giao chỉ’ hay ‘ chỗ giữa ‘ chính là trung tâm của trục tọa độ .
– qủe Đoài tượng là cái hồ liên quan tới vị trí nước Hồ tôn trong cổ sử và người Hời tức người Chàm hiện nay .
– qủe Cấn tượng là núi đồng nghĩa với Non , non biến âm thành Nam tức phương Nam , phương nam-bắc ngày nay đã bị đảo ngược so với thời xưa khi người Việt chưa bị Bắc thuộc , từ Bắc chỉ là biến âm của từ Bức tức nóng bức chỉ hướng xích đạo , có điều hết sức lý thú …trong tiếng Khơme từ B’NÂM nghĩa là NÚI như vậy khi nói hướng hay phương CẤN tức là nói hướng B’NÂM hoàn toàn đồng âm với hướng NAM của Việt ngữ…, đây phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên ? hay là sự liên hê căn cơ ?
– qủe Chấn ở phương Đông có liên quan tới Chấn trạch , lôi trạch trong cổ sử Trung hoa và huyền sử Việt gọi là Động đình hồ , Động đình hồ chính xác phải là biển đông ngày nay chứ không ở Hồ nam bên Tàu .
– qủe Tốn là tượng của gió hay phong , từ phong này chính là chữ phong trong Phong châu lịch sử Việt , là đất Phong của nhà Chu , huyện Phong quê hương của Lưu Bang và cũng là chữ Phong trong Phong châu đô hộ phủ thời nhà Đường , ở đây chữ Phong chỉ có nghĩa là phương tây , chỉ vùng đất phía tây của ‘GIAO CHỈ ‘ hay ‘CHỖ GIỮA , CHỐN GIỮA ‘