Kim chỉ Nam
Trong bài ‘đôi điều về ngôn ngữ Việt – Hoa’ tôi đã nêu : không có từ Hán Việt mà trong khối từ vựng Việt chỉ có những từ riêng của người Việt nam và những từ dùng chung trong khối Bách Việt mà thôi .
Truy nguyên nguồn gốc bằng ngôn ngữ Kim chỉ nam.
cho chúng ta nhiều điều bất ngờ lý thú ….
Sự đóng góp có tính quyết định của kim chỉ nam vào việc hình thành bộ mặt thế giới ngày nay không ai có thể phủ nhận ….
‘kim chỉ nam’ là cụm từ thuần Việt ngữ , ý nghĩa rất rõ ràng …cái kim có đầu chỉ hướng nam ( ngày xưa theo Dịch lý ngược với ngày nay ),người Hán coi ‘chỉ nam’ là tên tức danh từ riêng nên khi dịch sang Hán văn đã để nguyên chỉ ký âm thành ‘Chỉ nam châm’…chỉ riêng điều này thôi cũng đủ khẳng định kim chỉ nam là phát minh của người họ Hùng vì nếu là phát minh của người Tàu thì tên gọi đã là ‘tư nam châm’ hoặc ‘Nam chỉ châm’ *( chỉ = hướng về là trạng từ) chứ không thể là ‘chỉ nam châm’
Kim chỉ nam là phát minh của tiền nhân người Việt như vậy 4 phương trời đương nhiên là từ Việt mà gốc gác được xác định bằng ý nghĩa mang trong các đồ hình Dịch lý.
Phương Bắc .
biến âm của bức –nóng chỉ hướng Xích đạo ( Việt nam và Trung quốc đều ở bắc
bán cầu ), xích là màu đỏ biến âm thành ‘sóc’ nghĩa là phương …bắc ngày nay lộn ngược …chỉ hướng lạnh lẽo của địa cực …
Phương Nam .
biến âm của ‘non-yếu’ ngược với lớn mạnh , non cũng là ‘núi’là hình tượng của quẻ Cấn trấn phương Nam trong Bát quái tiên thiên , ngôn ngữ Môn-Khơme là B’nâm , Nam trong Thái ngữ là sông nước cũng là dịch tượng của phương nam .; người Việt gọi là Nác→ nước .
Nam cũng là ‘nom’ là hướng nhà vua nhìn về theo lễ chế Trung hoa vì nơi ấy có ‘thần’ và ‘dân’ của vua ., người Tàu dịch thành ‘quan’, như vậy ‘quan’ phải là hướng NAM nhưng trôi dần theo những biến cố lịch sử ngày nay ‘quan’ biến thành phương bắc….,Quan thoại = bắc phương thoại ….
Phương Tây
riêng tư người việt còn gọi là ‘riêng tây’nghĩa là cá nhân hay riêng mỗi con người , tây cũng là số 4 trấn phương tây trong đồ hình Hà thư , Hoa ngữ đọc là Tứ đồng âm với tử là chết vì phương tây là hướng mặt trời lặn , ‘tư’ còn có ngĩa là suy nghĩ vì theo hậu thiên bát quái quẻ Ly tức lý lẽ trấn phương tây . Riêng với văn minh Việt phương tây còn gọi là phương Đoài hay Đoạt , từ kép ‘quyết định’ hay ‘định đoạt’ đều xuất phát từ dịch tượng này của phương tây về sau rút gọn chỉ còn 1 chữ ‘quyết’.
Phương Đông.
Số đông hay đám đông là sự đối phản với riêng – tây , Hà thư đặt phía tây là phương của cá thể .1 tinh thần trong 1 thể xác thành 1 con người ; ở đây dịch học xem xét mối tương tác của các dịch tượng ở tầm vi mô , ngược lại phía đông là cộng đồng người được xem xét ở tầm vĩ mô mang tính trường cửu trong thời gian , sợi chỉ xuyên suốt nối kết con người là tình cảm tượng trưng bởi quẻ Khảm nghịch với quẻ Lý của phương tây, tình cảm là sự thương yêu hay từ ái nên ‘thương’ hay ‘ái-yêu’ trở thành tên gọi khác của phương đông , lịch sử Trung hoa đặt cơ sở trên Dịch lý nên có triều Thương đất ở phía đông , ngược với nhà Chu hay Chiêu ở phía tây.
Xét trên khía cạnh khác phương đông mang tính động như ta thường nói ‘Chấn động’ngược lại với phương tây là tịnh hay định … , Chấn động ngôn ngữ bình dân Việt gọi là ‘rung rinh’.
Kim chỉ nam truyền sang phương tây chưa rõ vào thời gian nào đã mang theo cả 4 phương nên rất có thể tên gọi phương hướng trong Anh ngữ ngày nay là ký âm latinh tên gốc 4 phương của ‘Bách Việt ngữ’ .
Sóc phương ký âm thành South
Nác hay nước thành north
Quyết thành west
Ái thành east
Ngoài ra còn phương đông là Orient ký âm của Rung hay Rinh chỉ phương đông theo dịch học .Ở bắc bán cầu South=Sóc chỉ hướng xích đạo hay nóng bức khớp đúng với viêm thiên trong cửu thiên ; đây là sự chỉ dẫn rõ ràng : phương bắc nay đã ….lộn ngược thành phương nam.( Sóc là phương bắc)
North=nước = nam hay nậm nghĩa là sông nước theo Thái ngữ; B’nâm trong ngôn ngữ Môn khơme là núi -non , cả sông và núi trong dịch học là quẻ Khảm và Cấn đều là dịch tượng của phương Nam đối nghịch với Hồ-hải qủe Đoài chỉ phương bắc , chữ Nho âm ‘Sơn’ và ‘Xuyên’ rất gần nhau và là đồng âm của ‘sông’ tiếng Việt đã khẳng định gốc gác dịch lý trong sự kiến tạo những từ này . .., nhưng thực là khó hiểu khi ngày nay north = nước – non lại biến thành phương ….bắc .
Sự lộn ngược bắc-nam có hệ qủa vô cùng lớn là thay đổi toàn bộ những thông tin địa lý- lịch sử trung hoa ,vị trí tất cả các nước trong cổ sử đều phải xem xét xác định lại như thế cũng đồng nghĩa với việc phải viết lại lịch sử Trung hoa .
Ngũ sắc Dịch lý và Trung quốc .
Theo Dịch học Trung hoa thì sắc màu ứng với các phương ngày nay :
– Phương Bắc sắc Đen .
– Phương Nam sắc Đỏ .
– Phương Đông sắc xanh .
– phương Tây sắc Trắng .
Trên cơ sở phân màu này có Cửu thiên tương ứng :
Trời sắc đỏ là Viêm thiên .
Đen là Huyền thiên
Xanh là Thanh thiên
Và Trắng là Hạo thiên .
Như vậy chữ Huyền trong huyền thiên nào phải ‘huyền vi tinh diệu ‘ gì đâu mà chỉ nghĩa là ….đen thủi đen thui, Viêm thiên thì đúng với nghĩa ‘ lửa hồng ‘, Thanh thiên là trời trong nhưng âm Thanh cũng là màu xanh , Hạo thiên trời sáng rực hoàn toàn đúng với ý phương tây số 4= bốn , bóng , bóng láng ….
ĐEN trong tiếng Việt còn là MUN , Ô , MỰC như mèo mun ,qụa ô , chó mực .v.v.
Từ ‘ MUN ’ nguyên thủy chỉ có nghĩa là màu đen trong ngũ sắc dần dần bị chuyển hoá thành MAN , ‘man rợ’ chỉ trình độ văn hóa thấp kém hiểu như là từ phản nghĩa với Văn minh và người Tàu ‘lạm dụng’ tạo thành từ NAM MAN .
Trong dịch lý phương sắc ĐEN đồng vị đồng tính với những ý niệm khác :
Đen , mờ , lu ,tối , mù (manh) lạnh , cóng , thấp , bé , hèn , mọn , mặn …
Chuyển ngữ sang từ Hán gốc Việt thì thành : Mông ( mờ tối ), Mãn – Minh ( mỉn = đen-tối ),Nguyên ( trứng nước ) , Kim ( căm – rét ), Hàn ( lạnh) , Liêu ( Lu )
Nếu xét theo thực địa bản đồ Trung quốc ngày nay thì phải nói ngược lại là ….BẮC MAN vì vùng sắc đen là vùng của các nước : Mông cổ , Mãn châu và Hàn quốc ; cũng là vùng trung đô của nhà MINH …
Nhưng cổ thư Trung hoa lại chỉ có NAM MAN là 1 trong tứ di không hề có Bắc man ?
Phải chăng trục BẮC –NAM nay đã bị lộn ngược ?
Sử Trung hoa viết : Lưu Triệt tức Hiếu vũ nhà Tây hán đã ấn định Hà nam là SÓC phương tức phương BẮC ngày nay …..như vậy trước Hiếu vũ thì sóc phương ở đâu ?