Hoành phi câu đối ở điện Long Hưng .


Bách Việt trùng cửu .

Đình làng Xuân Quang (Văn Giang, Hưng Yên) là một di tích hiếm hoi thờ Triệu Đà trên đất Việt. Trong đình có nhiều những hoành phi câu đối cổ.

Câu đối ở phía trước 2 cột vào đền:
Bạt địa nguy thôi phương thanh bất tùy Tần Hán khứ
Xung thiên vũ trụ anh tiêu trường yết Lạc Hùng thúc
(những chữ đậm là những chữ không luận ra được, xin được bạn đọc góp ý giúp)

Câu đối ở mặt sau 2 cột vào đền:
Nhất chỉ dĩ vô Tần vạn lý phiệt tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nam Hán ức niên xương thủy đế vương cơ




Tôi không dám dịch những câu đối này vì thực sự trình độ chữ Nho còn hạn chế, mong được chỉ bảo thêm. Nhưng có thể thấy rõ những câu đối này dành cho một đế vương khởi thủy của nước Việt, với công nghiệp đồ sộ, xung thiên bạt địa, bất khuất không phục tùng nhà Tần nhà Hán, dựng nước vạn dặm từ Mân Việt đến Lạc Việt. Và ở đây khẳng định Triệu Vũ Đế nối tiếp truyền thống Lạc Hùng xưa.Cổng đình đề: Long Hưng Điện

 

Hoành phi ở nhà tiền tế:


 
Thiên Nam đế thủy

và ở gian thờ Triệu Vũ Đế:


 
Chiêu vu thiên

 Phía dưới là tượng Triệu Vũ Đế:

Trước đền còn có gác chuông và gác trống. Trong sân có 4 bức tường tranh đắp nghê điểu, đề Lộc – Thọ, Vị – Danh. Trong đền có một số tượng thờ các “vị” quan lang, nữ lưu. Đặc biệt ở nhà tiền tế còn có một số bài thơ ghi trên xà ngang với các họa tiết đẹp, như:

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vừa qua, nhưng cũng như chính Triệu Vũ Đế, ngôi đền này nay đã gần như bị lãng quên, bỏ hoang phế, cho dù đây có thể là nơi đã khai sinh tên thành Thăng Long, là nền cung điện Long Hưng cổ 2000 năm trước. Ngày nay tới điện Long Hưng chỉ thấy cỏ mọc um tùm, đường vào ngập bùn đất, gỗ lạt ngổn ngang. Một bên sân đình là … UBND xã, bên kia là … sân hợp tác xã Xuân Quan. Thật không khỏi đau xót cho sử Việt.

 
Thử dịch các câu đối trên về Triệu Vũ Đế (với một số chỉnh sửa phát âm so với bài trên):
Bạt địa nguy thôi phương thanh bất tùy Tần Hán khứ
Xung thiên vũ trụ anh tiêu trường yết Lạc Hùng lai.

Dịch là:
Bạt đất mênh mông, danh tiếng thơm bất khuất thời Tần Hán
Động trời khắp chốn, chí anh hùng giữ mãi buổi Lạc Hùng.

Câu thứ hai:
Nhất chỉ dĩ vô Tần vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán ức niên xương thủy đế vương cơ.

Dịch là:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra tuyệt vời Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, triệu năm gây nền vững vàng đế vương.

Ý kiến của Văn Nhân .

 Lí Bôn – Lưu Bang sau khi diệt cường Tần đã trải qua thời tranh hùng với  Sở vương Hạng Tịch , ban đầu đầu não của thế lực đặt ở Nam Trịnh nay thuộc Hà Nam , sau khi đánh bại Sở vương Hạng Tịch lên ngôi lập ra triều đại Hiếu (Sử Tàu gọi là nhà Tây Hán) thì dời đô về Trường an – Thiểm Tây nay là Tây An, Kinh đô Trường An còn tên khác là thành Đại Hưng .

Hưng là danh hiệu sử gọi Lí Bôn – Lưu Bang đối lại với Suy – Sở danh hiệu của Hạng Tịch , Hưng – Suy , hên – sui , hơn – thua …đấu tranh dành thiên hạ bị người Tàu lập lờ biến ra Hán – Sở tranh hùng trong lịch sử Trung hoa .

Đất Nam Trịnh và danh hiệu Hưng vương của Lí Bôn được ghi lại trong Hùng vương thế phả thành : Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang , sử Trung hoa gọi là Hiếu cao tổ .

Hưng đức lang là kiểu ghi chép chồng lặp ; Hưng đức cũng là Hưng đế , hưng đế và Hưng lang là đồng nghĩa .

Hưng lang theo ngữ pháp Hán chính là lang Hưng trong tiếng Việt , lang Hưng biến âm thành Long Hưng .

Với miếu hiệu Hiếu cao tổ sử Trung hoa chỉ công nhận Lí Bôn ở danh vị người lập nên nước Hiếu không phải là thiên tử của Thiên hạ , phải đến đời Lí Triệt đánh bại Hung nô làm chủ cả 1 vùng đất mênh mông mới mang miếu hiệu là Hiếu Vũ tức vua của cả Thiên hạ .

Lí Bôn mất  Lữ hậu nắm thực quyền chi phối triều chính ngấm ngầm tạo nên sự tranh chấp quyền hành của 2 phe … người của tiên đế Lí Bôn và người của Lữ hậu .

Lữ hậu mất cuộc tranh dành ngấm ngầm nổ ra thành cuộc chiến công khai , kết qủa …phe Tướng lãnh đại thần thời Lí Bôn thắng ở kinh đô , người theo Lữ hậu sử gọi là Lữ gia lui về phương Nam tôn con cháu của Lí Bôn và Lữ hậu là Triệu Mạt lập ra nước sử gọi là Nam Việt , Lí Bôn được tôn là ông tổ của đất nước , sử công nhận và gọi là Triệu Vũ đế hay Nam Việt vũ đế cũng gọi là Triệu Đà .

Do về sau nhiều sự kiện lịch sử bị che khuất , Cả  sử gia  và dân gian đều lúng túng và lẫn lộn về nhân vật Triệu Đà .

Triệu Đà 1 danh hiệu 2 nhân vật :

Vừa được coi là Triệu vũ đế Lí Bôn – Lưu Bang tổ của nước Nam Việt vừa là Triệu Mạt – Triệu văn đế vua đầu (Mạt – một) của Nam Việt . (chẳng có ai là Triệu Hồ con của Trọng Thủy – Mị châu tưởng tượng cả) …

Đền Long Hưng tức lang Hưng tức vua Hưng – chúa Hưng thờ Triệu Đà Triệu vũ đế đã xác nhận :

Lí Bôn là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang chính là Hiếu cao tổ nhà Hiếu và cũng là Triệu Đà – Triệu vũ đế tổ nước Nam Việt  như sử Việt viết…  lí Bôn khởi nghĩa thắng lợi lập ra nước Nam Việt …sử gọi vua là Nam Việt đế tức Lí Nam đế .

Nay có nhà nghiên cứu lịch sử đã xác định Triệu Đà (Triệu Mạt ?) chỉ là danh hiệu của vua Nam Việt Lí Thân hay Lí Cẩn …; mối liên hệ dòng giống giữa vua Nam Việt và Lí Bôn ngày càng rõ dần …
Sử liệu Trung hoa có khi gọi 2 nước Hiếu và Nam Việt là lưỡng Hán – 2 nước Hán ở cùng thời tức  theo chiều ngang , đời sau đọc sử  hiểu lầm nhìn theo chiều dọc thời gian thành ra 2 nước hay 2 triều Tiền và Hậu Hán …sự hiểu lầm tai hại này góp phần không nhỏ vào việc biến cổ sử Trung hoa thành cái đầu của  Hán sử ./.