Tiếp Lạc khai Đinh ( đăng lại )


Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2012/12/08/tiep-lac-khai-dinh/comment-page-1/#comment-394

Một câu đối ở đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng cũng đã đánh đố nhiều bậc túc nho:
Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
Khu Tô kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương.
Chỗ khó hiểu ở đây là tại sao Hai Bà lại “tiếp Lạc khai Đinh“? Trưng Vương là dòng “Lạc Hùng chính thống“, “tiếp Lạc” là dễ hiểu, nhưng sao lại “khai Đinh“.
Triều Đinh của Đinh Bộ Lĩnh cách thời Trưng Vương tới gần ngàn năm.
Trước đó là còn có Ngô Vương Quyền, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Triệu Việt
Vương, Lý Bí. Làm sao Hai Bà Trưng “khai Đinh” được?
Tôi nghĩ rằng “khai Đinh” đây không phải là mở triều Đinh của Đinh Tiên Hoàng. Đọc kỹ vào câu đối ta thấy:
– Phần “tiếp Lạc khai Đinh” đối với “khu Tô kháng Mã“. Bao vây Tô Định và chống Mã Viện, cả hai chiến công này là nối tiếp nhau, cùng một thời. Như vậy vế đầu đối lại không thể dùng 2 ý “tiếp nối Lạc Hùng” với “khai mở triều Đinh” của Đinh Tiên Hoàng, là 2 sự kiện cách nhau cả ngàn năm được. “Khai Đinh” đây là khai triều đại ngay sau khi đã “tiếp Lạc“.
– Vế đầu của câu đối đã chỉ rõ, sau khi “tiếp Lạc khai Đinh” thì Hai Bà đã xưng vương trong 3 năm. Nói cách khác, Trưng Vương đã mở triều đại có tên là… Đinh trong 3 năm! Đinh là tên triều đại chưa hề được nhắc đến trong sử sách về Trưng Vương.
Cái tên Đinh của Trưng Vương có nghĩa là gì? Theo tôi từ “Lạc” trong câu trên không chỉ một triều đại cụ thể nào mà là chỉ một thời đại của dân Lạc Việt. Nếu không thì đã phải là tiếp Triệu (Triệu Đà) hay tiếp Thục (An Dương Vương) rồi. Lạc tức Lạc Việt, Lạc Hồng xưa.
Như vậy chữ Đinh cũng không phải chỉ tên một triều đại, mà là một từ chỉ … phương hướng. Đinh, hay Tĩnh là tính chất của phương Tây. Vì Hai Bà Trưng khởi nghĩa từ “Châu Phong”, là vùng đất Tây Thổ, nên có thể người xưa cho rằng triều đại của Trưng Vương có tên là Đinh (Tây):
Ngàn tây nổi áng phong trần.
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Trong lịch sử đã có vài lần nước ta được gọi là Đinh/Tĩnh. Dưới thời nhà Lương, Khúc Thừa Dụ được làm Tĩnh Hải tiết độ sứ, tức là Tiết độ sứ vùng phía Tây của biển Đông. Phần phía Đông được gọi là Thanh Hải, chính là Quảng Đông – Quảng Tây, đất của Lưu Ẩn, Lưu Cung, người đã đánh Khúc
Thừa Mỹ, thống nhất Tĩnh Hải và Thanh Hải lập nên nước … Đại Việt.
Tiếp theo là Đinh Tiên Hoàng, hiểu theo từ ngữ tức là vị hoàng đế đầu tiên của phần đất Đinh (Tĩnh Hải – Giao Chỉ), vì khi đó phần Thanh Hải (Lưỡng Quảng) đã bị rơi vào tay nhà Tống. Ngay khi lập quốc Đinh Tiên Hoàng đã sai con đi sứ sang Tống. Nhà Tống phong cho Đinh Liễn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ. Điều này cho thấy Tĩnh Hải hay Đinh vào thời gian này là chỉ phần Giao Chỉ.
Chữ “Đinh” ở mặt sau của đồng tiền Đại Hưng bình bảo phải chăng cũng là chỉ vùng đất này, với nghĩa tiền được đúc ở phần Tây của nước Đại Hưng?
Cuối cùng xin dịch lại câu đối:
Tiếp Lạc, khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
Khu Tô, kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương
Dịch là:
Tiếp Lạc Hồng mở Đinh Tây, áo mũ xưng vua ba mùa lưu sử sách
Đuổi Tô Định chống Mã Viện, núi sông thu lại vạn xuân truyền danh thơm.

Văn nhân góp ý:
Bách Việt thân,
Rất có thể chữ ‘Khai Đinh’ chỉ ra: Chính cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng đã đưa đến việc lập ra nước Tây Thục của Lý Bí – Lưu Bị , triều đại sử Việt gọi là  hậu Lý Nam đế, tôi hoàn toàn tán thành kiến giải của bạn, từ Đinh ở đây chỉ có nghĩa là phía Tây đồng nghĩa với Thục.
Để Sử thuyết được chấp nhận và trở thành lịch sử thì còn rất nhiều việc phải làm, hy vọng với sức trẻ và nỗ lực không mệt mỏi của bạn rồi đây cũng có ngày chúng ta thành công.

Bách Việt trùng cửu:
Cảm ơn anh Văn nhân đã chỉ lối.
Tôi nghĩ cái gì thật thì không thể là giả. Cái gì giả thì không thể thành thật. Sự việc sớm muộn gì cũng sẽ rõ ràng.
Chúc anh mạnh khỏe để chúng ta cùng đi tới đích của chặng đường dài này

Văn Nhân Xin thêm ý

Ngoài từ Đinh chỉ phía Tây đồng nghĩa với Thục chỉ nước Tây Thục của Lí Bí – Lí Phật tử – Lưu Bị xin bàn về 2 từ tiếp Lạc .
Tiếp Lạc thông thường hiểu theo ý … tiếp nối cơ đồ Lạc Việt . trong Blog đã nhiều lần bàn đến từ Lạc , lạc chữ Nho là từ kí âm tiếng Việt :lạc – nác – nước …như thế không lẽ Lạc Việt là Việt …nước (vật chất) nghe không thêng chút nào .
Dưới ánh sánh Dịch học thì Nước là tượng của Huyền thiên , về Ngũ sắc là phương màu Đen tức phương Nam xưa phương Bắc ngày nay , Lạc Việt chính là Nam Việt ngày xưa , nước Nam Việt vua là Lí Nam đế – Lí Bôn hoàn toàn hợp lí lẽ , sử Trung quốc đã chép Lí Bôn thành Lưu Bang .
Tiếp Lạc thực nghĩa là tiếp nối quốc thống nước Nam Việt (lạc – nước – phương Nam) của Lí Nam đế – Lí Bôn , khai Đinh là mở nước Tây Thục cuả Hậu Lí Nam đ̣ế Lí Bí cũng là Lí Phật tử (theo phép phiên thiết phật tử cũng là bụt tử ; bụt tử thiết BỰ nghĩa là to lớn ) , Lí Bự sử Trung quốc chép thành Lưu Bị .
Tóm lại : khởi nghĩa 2 bà Trưng trong sử Việt chính là cuộc khởi nghĩa ‘Hoàng cân’ của anh em Trương Giác chép trong sử Trung quốc . nữ vương khởi nghĩa đuổi quân Hán xâm lược tiếp nối quốc thống Nam Việt trước và chính khởi nghĩa khăn vàng đã khai sinh ra nước Tây Thục (và Đông Ngô) ở Hoa Nam dù thất bại ở Hoa Bắc .