Thẻ ngọc An – Dương.



Thẻ ngọc An – Dương.
Bách Việt Trùng cửu .
Nguồn Đào Duy Anh:
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa số 23:
“Chủ tịch phủ vừa giao cho chúng tôi một tài liệu mới nhận được sau ngày 1-12-1956 về một thẻ ngọc gọi là ”An Dương ngọc giản” (thẻ ngọc An Dương), do nhà khảo cổ học Trung Quốc Dư Duy Cương ở Quảng Châu gửi tới.
“Thẻ ngọc này … nguyên khổ 111×84. Nó hình trái tim, dày chừng nửa ngón tay trỏ, phía trên có một lỗ nhỏ, phía dưới có một lỗ to hơn. Về mặt phải, ở bốn góc, có bốn chữ ”An Dương Hành Bảo”, chữ viết khá lớn: chữ thì viết theo lối ”cổ trựu”, tức là lối cổ trựu văn từ đời Chu Tuyên Vương (thế kỷ thứ IX TCN); chữ thì viết theo lối ”tiểu triện”, lối chữ thông dụng từ đời Chiến Quốc (thế kỷ thứ III TCN); chữ thì viết theo lối ”đại triện”, lối chữ dùng từ đời Tần Hán (thế kỷ thứ II TCN)…
“Bảng này viết đủ sáu mươi giáp tí, … và viết theo lối chữ giáp cốt đời Ân (thế kỷ thứ XVIII TCN)…
Nhà học giả họ Dư cho biết thêm tấm ấy đã tìm thấy ở Quảng Châu, … đã đào được hàng ngàn cái ngọc giản, miếng nào cũng khắc hơn một trăm chữ..Nhận xét của Đào Duy Anh:
– “… Đối chiếu với những lối chữ cổ … ba chữ ”Dương Hành Bảo” là chính xác. Còn chữ ”An” thì còn ngờ…”
– “Những chữ trên thẻ ngọc không phải là bằng chứng đầy đủ để tỏ rằng xã hội Lạc Việt đã biết dùng văn tự. Chữ đó toàn là chữ của Trung Quốc… Chúng tôi cho rằng An Dương Vương Thục Phán chính là hậu duệ của vua nước Thục ở thời Chiến Quốc … có thể biết dùng lối chữ cổ trựu … và cả lối tiểu triện… Song sự có mặt của kiểu chữ đại triện thì hơi khó giải thích …”*
*Bài viết của Đào Duy Anh khá dài nên không tiện chép đầy đủ, chỉ trích những ý quan trọng nhất.

Bình luận:
Từ những năm 1950 chúng ta đã được gửi cho “Thẻ ngọc An Dương“, một bằng chứng rõ ràng về thời Thục Phán An Dương Vương, nhưng ngay học giả hàng đầu lúc bấy giờ như Đào Duy Anh cũng không dám tin vào bằng chứng này mà lại giải thích thành ra Thục Phán chạy từ nước Thục tận Tứ Xuyên mang theo đủ loại chữ viết từ đời Ân Thương vào nước ta…
Khảo cổ Việt Nam đã cho biết rõ ràng không hề có sự đột biến nào về văn hóa khảo cổ khi chuyển từ thời Hùng Vương sang An Dương Vương theo như niên đại chính sử hiện nay. Vậy làm sao mà Thục Phán với một nền văn hóa và chữ viết hoàn toàn xa lạ từ tận Tứ Xuyên có thể làm vua hàng chục năm ở Việt Nam được?
Thẻ ngọc An Dương cho thấy:
– Thời đại của An Dương Vương bắt đầu sớm hơn nhiều so với sử sách đã ghi, ngang ngửa với thời bắt đầu của của nhà Chu (cuối nhà Ân).
– An Dương Vương dùng đủ loại chữ mà văn hóa Trung Hoa cổ có, từ chữ trên giáp cốt của Ân Thương, chữ thời Chiến Quốc và chữ đời Tần Hán.
– Chữ ”An” trong ”An Dương Hành Bảo” có thể không phải là ”An”, như nghi ngờ của Đào Duy Anh. Thực ra đó là chữ ”Âm”, tức Âm Dương Hành Bảo. Thẻ ngọc chép đủ can chi, chứng tỏ có liên quan trực tiếp đến thuyết âm dương.
Nhìn theo sử thuyết mới càng rõ ràng An Dương Vương hay Âm Dương Vương chính là Chu Văn Vương, một triều đại Hùng Vương Việt Nam (Hùng Chiêu Vương). Và chữ viết của Trung Hoa, kể cả chữ đời Ân Thương trên giáp cốt là thành tựu của người Việt.

Văn Nhân góp ý :
Theo giới nghiên cứu ngày nay thì chữ ‘Đại triện’ là chữ dùng thời nhà Châu hay Xuân thu – Chiến quốc còn chữ ‘Tiểu triện’là chữ của Tần quốc và khi Tần thủy hoàng thống nhất Trung hoa thì thành chữ dùng trong toàn cõi Trung hoa , trong bài của ông Đào duy Anh trên có thể có sự lầm lẫn đảo ngược về chữ đại và tiểu triện .
Khi viết : …chữ thì viết theo lối ”đại triện”, lối chữ dùng từ đời Tần Hán (thế kỷ thứ II TCN)…đã gây ngộ nhận là kiểu chữ này chỉ bắt đầu có từ thời nhà Tần về sau như vậy triều An Dương vương ở đất Việt không thể tồn tại trước thời nhà Tần bên Trung quốc .
Thực ra thì kiểu chữ ‘Tiểu triện’ người Việt gọi là chữ ‘nhỏ’ biến âm ra chữ ‘Nho’đã dùng ở nước Tần trong thời Xuân thu – Chiến quốc trước rất lâu thời lịch sử gọi là thời ‘Tần – Hán’ thế kỷ thứ II trước công nguyên như thế ‘thẻ ngọc An Dương’ tìm được ở Quảng châu kể trên có thể đã có từ thời nhà Châu sấp xỉ gần ngàn năm trước .

Bình luận về bài viết này