Năm 1009 có cây gạo ở làng Diên Uẩn bị sét đánh ,Theo ghi chép của sử sách (Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục) thì tại chỗ sét đánh trên thân cây hiện ra bài thơ sấm ngôn nói đến nhiều đời vua trong lịch sử Trung đại nước Việt .
Đổi lại lại 2 câu 東阿入地 (Đông a nhập địa) – 木異再生 (Mộc dị tái sinh) từ là vị trí số 5 và 6 thành câu số 7 và 8 trong bài và chia thành 2 cột ; câu số chẵn và câu số lẻ có thể nhận ra sự sắp xếp có chủ ý rõ rệt của Tác gỉa :
Cột câu số lẻ nói về:
Triều Đông nước Đại Việt
|
Cột câu số chẵn nói về:
Triều Tây nước Đại Việt
|
Câu 1 – 樹根杳杳
Thụ căn điểu điểu
Gốc rễ thăm thẳm
|
Câu 2 – 木表青青
Mộc biểu thanh thanh
Ngọn cây xanh xanh
|
Câu 3 -禾刀木落
Hòa đao mộc lạc
Dao chặt cây rụng
|
Câu 4 -十八子成
Thập bát tử thành
Mười tám hạt thành
|
Câu 5 – 震宮見日
Chấn cung kiến nhật
Đông mặt trời mọc
|
Câu 6 -兑宮隠星
Đoài cung ẩn tinh
Tây sao náu mình
|
Câu 7 – 東阿入地
Đông a nhập địa
Cành đâm xuống đất
|
Câu 8 – 木異再生
Mộc dị tái sinh
Cây khác lại sinh
|
Câu 9 – 六七年間
Lục thất niên gian
Khoảng sáu bảy năm
|
Câu 10 -天下太平
Thiên hạ thái bình
Thiên hạ thái bình
|
Ngoài nghĩa đen đã dịch sang Việt ngữ như trên , dân gian và giới nghiên cứu đã chỉ ra Ẩn nghĩa của của 1 số từ trong bài thơ :
- Câu 3: chữ Hòa (禾) + chữ Đao (刀) + chữ Mộc (木) ghép lại thành chữ Lê (黎).
- Câu 4: chữ Thập (十) + chữ Bát (八) + chữ Tử (子) ghép lại thành chữ Lý (李).
- Câu 7 : chữ Đông (東) ghép với chữ A (阿) thành chữ Trần (陳) .
Theo kiến gỉai phổ biến hiện nay bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý… ‘Thập bát tử thành’ nối tiếp sau khi nhà tiền Lê của vua Lê đại Hành chấm dứt …“Hòa đao mộc lạc” .
Bài thơ đã liệt kê các triều đạị nối tiếp nhau trong lịch sử Việt nam từ thời tiền Lê qua nhà Lí , nhà Trần mãi cho tới thời hậu Lê của vua Lê Lợi .
Cành đâm xuống đất
Cây khác lại sinh
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình
1 số người trong giới nghiên cứu Việt sử cho là : ‘Việt sử lược’ ra đời thời Trần nhưng không chép 2 câu: “Đông a nhập địa, Mộc dị tái sinh”liên quan tới chính nhà Trần và nhà Hậu Lê. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào đây cho rằng :
- Bài sấm này được làm ra để tạo dư luận cho Lý Công Uẩn lên ngôi;
- Hai câu này do người đời sau (Trần, Hậu Lê) sáng tác xen thêm vào.
Đối chiếu ý tứ của bài thơ với 1 tư liệu khác :
Nhà nghiên cứu sử Bách Việt 18 cho biết câu đối ở Đình Dương Lôi Tân Hồng – Bắc Ninh như sau :
李核出五蘝肇嗣和刀天 應瑞
Lý hạch xuất ngũ liêm, triệu tự ‘hòa đao’ thiên ứng thụy
蓮花開八葉結成木子地鐘靈
Liên hoa khai bát diệp, kết thành ‘mộc tử’ địa chung linh.
Và Tạm dịch:
Mầm Lý sinh năm cây, dựng nghiệp từ họ Lê trời cho điềm lành
Hoa Sen mở tám lá, kết thành họ Lý ở đất linh thiêng.
“Hòa đao” 和刀là chiết tự của họ Lê黎
“Mộc tử” 木子là chiết tự của họ Lý 李
李核出五蘝肇嗣和刀天 應瑞
Lý hạch xuất ngũ liêm, triệu tự ‘hòa đao’ thiên ứng thụy
蓮花開八葉結成木子地鐘靈
Liên hoa khai bát diệp, kết thành ‘mộc tử’ địa chung linh.
Và Tạm dịch:
Mầm Lý sinh năm cây, dựng nghiệp từ họ Lê trời cho điềm lành
Hoa Sen mở tám lá, kết thành họ Lý ở đất linh thiêng.
“Hòa đao” 和刀là chiết tự của họ Lê黎
“Mộc tử” 木子là chiết tự của họ Lý 李
Hoa sen 8 lá ứng vào 8 đời vua nhà Lý nhưng triều đại trước cái nền để nhà Lý ra đời không thể là nhà tiền Lê của Lê đại Hành vì có kể cả Lê long Việt làm vua 3 ngày thì nhà tiền Lê cũng chỉ có 3 đời vua lấy đâu ra …Mầm Lý sinh năm cây, dựng nghiệp từ họ Lê trời cho điềm lành.
Nếu Hoa sen 8 lá ứng vào 8 đời vua nhà Lý ở Thăng long thành thuộc Phong châu tức đất phía Tây thì 5 đời vua Lê ở vế trên phải ứng với 4 đời vua Đại Việt – Đại Hưng cộng với vì chúa tạo dựng nhưng không xưng vương : Lê Ẩn ( phải chăng Hán sử đã biến họ Lê thành họ Lưu ?) ở Hưng vương phủ – Quảng châu kinh đô nước Đại Việt – Đại Hưng thời triều đình phía đông ?.
Nhắc lại đoạn sử thời khai sinh Đại Việt :
Lưu Ẩn và Lưu Nham là con của Lưu Khiêm , Lưu Khiêm còn gọi là Lưu tri Khiêm thứ sử Phong châu , Lưu tri Khiêm mất con là Lưu Ẩn kế thừa làm thứ sử Phong châu .
Lưu Ẩn và em là Lưu Nham từ Phong châu tiến chiếm Lưỡng Quảng mở rộng đất đai thống thuộc , năm 905 nhà Đường chính thức phong Lưu Ẩn làm Thanh hải quân tiết độ sứ , cuối đời Đường loạn lạc khắp cả miền lĩnh Nam người xưng tướng kẻ xưng vương riêng Lưu Ẩn vẫn không xưng vương kiến quốc .
Năm 907 Lưu Ẩn mất em là Lưu Nham kế vị , năm 917 Lưu Nham lập nên nước Đại Việt đóng đô ở Đại Hưng thành – Quảng Châu ở Quảng Đông .
Nhà Tống xua quân tiến đánh Đại Việt , năm 971 thì chiếm được kinh đô Quảng châu , triều Đông nước Đại Việt chấm dứt , nếu kể cả ‘tiên quân’ là Lưu Ẩn thì Đại Việt phía Đông sau cải là Đại Hưng có 5 đời vua , tồn tại 67 năm từ 905 đến 971 .
Theo phép phiên thiết Hán văn thì : Lưu Tri thiết LY như vậy họ Lưu trong sử Tàu chỉ là …kí âm ‘đểu’ , chính xác : Lưu Tri thiết Li ; Li→Lê hay Lý mới phải .
Cha là Lê Khiêm thì con phải là Lê Ẩn – Lê Nham , vua Đại Việt không có ai họ Lưu …đây chính là 5 đời vua nhà Lê trong bài sấm và câu đối ở đình Dương Lôi – Bắc ninh .
Phân tích bài thơ sấm trên cây gạo …Tổng cộng 10 câu gom thành 5 đôi , 1 chẵn 1 lẻ ý đối xứng rất rõ ; bên nói nền bên nói ngọn , vế nói mất vế nói ra đời , vế nói Đông vế nói Tây …
Cụ thể :
Ngọn cây xanh xanh …nhà Lý Tây Đại Việt mọc lên từ cái gốc nhà Lê – Lưu Gốc rễ thăm thẳm đô ở Quảng châu – Đông Đại Việt .
Nhìn vào biểu trên … Hòa đao mộc ghép thành nhà Lê nằm ở cột phía Đông đối xứng với … Thập bát tử ghép thành Lý ở bên cột Tây .
Chấn cung kiến nhật… lúc vua và triều đình đóng ở Quảng Đông thì đấng anh tài Phong châu bên Tây [Đinh bộ] – [ Lĩnh] đang náu mình ẩn thân … Đoài cung ẩn tinh.
Đông a nhập địa …đặc biệt Đông a trong sấm không chỉ nhà Trần như số đông hiện nay hiểu mà chỉ quân nhà Tống do Phan Mỹ thiết phỉ cầm đầu tiến chiếm Hưng vương phủ kinh đô phía đông Đại Việt , ý trong bài chỉ rõ sự nối liền lập tức 2 sự kiện Đông a nhập địa và Mộc dị tái sinh – Cây khác mọc lên , 2 câu này không thể kể là nói đến nhà Trần sau đó là nhà Hậu Lê vì tổ tiên nhà Trần từ Phúc Kiến đến sinh sống trên đất Việt …nhập địa đã nhiều đời trước lâu lắm rồi mới dựng nên nhà Trần hoàn toàn không đúng với ý Đông a nhập địa thì Mộc dị tái sinh , quân Tống – Đông a nhập địa chiếm đất diệt triều đình Đại Việt phía Đông thì Lập tức người Việt lập ra triều đình ở phía Tây trên đất Phong châu – Giao chỉ mới đúng ý 2 câu thơ trên .
Lục thất niên gian không phải là khoảng 6 -7 năm mà là nói đến thời gian ‘sáu mươi bảy’ năm tồn tại của triều Đại Việt đô ở quảng Đông từ 905 đến 971 sau CN .
Thiên hạ thái bình ý nói vương quốc đại Việt vững bền từ đây dù có sóng gió nhỏ nhưng về cơ bản Việt nam tồn tại độc lập từ thời [Đinh bộ] – [Lĩnh] dựng triều cho đến mãi về sau [trừ 10 -20 năm gian khổ chống quân nhà Minh xâm lược và vài ngày quân nhà Thanh …thăm viếng kinh thành Thăng long] .
Sở dĩ có việc ban đầu những sách Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục chỉ chép có 8 câu , nhưng Các sách sử đời sau như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép thêm 2 câu : 東阿入地 (Đông a nhập địa) – 木異再生 (Mộc dị tái sinh) vào vị trí số 7 và 8 thành ra bài thơ sấm ngôn 10 câu ?.
Do hiểu sai chữ Đông A chỉ nhà Trần và triều Lê kế theo là nhà hậu Lê của vua Lê Lợi mấy trăm năm sau lúc sét đánh cây gạo hiện ra bài thơ , Sử gia trước coi đó là chuyện không thể có nên đã gạt bỏ 2 câu trên , sử gia đời sau ghi lại nguyên văn đủ 10 câu …nhưng chính vì vậy mà thông tin lịch sử hóa ra sấm ngôn nặng phần huyền bí tiên tri về những chuyện sẽ sảy ra về sau này …
Tóm lại :
Bài thơ ‘sét đánh cây gạo’ thời Lý nhìn theo góc nhìn mới hoàn toàn không phải là Sấm ký tiên đoán lịch sử nước Việt mà chính là lịch sử chân xác của nước Đại Việt với 2 giai đoạn kinh đô ở phía Đông và Tây , có thể vì lý do nào đó hoặc do bối cảnh chính trị lúc đó tác gỉa không thể nói thực , viết ra đoạn sử chân xác mà phải gửi cho đời sau văn bản ở dạng mã hóa để đến 1 lúc nào đó con cháu gỉai mã nhận ra 1 giai đoạn lịch sử dân tộc hoàn toàn khác với dòng sử chính thống .
Nước Đại Việt manh nha khởi lập từ những năm 905 , chính thức tuyên cáo cùng Thiên hạ năm 917 , kinh đô ban đầu đặt ở thành Phiên Ngu Quảng châu nay thuộc Quảng Đông , triều Đại Việt sau đổi quốc hiệu là Đại Hưng phía đông có 5 đời vua họ Lê không phải họ Lưu như Hán sử chép tồn tại 67 năm cho đến khi bị quan binh nhà Tống diệt . Người Việt đã lập triều đại mới ở phía Tây trên đất Giao chỉ nối tiếp quốc thống Đại Việt , sử Việt gọi là 8 đời vua nhà Lý .
Bài thơ “sét đánh cây gạo” đã khẳng định Triều Lý Đại Việt là sự tiếp nối triều nhà Lê ở thành Phiên Ngu sau khi bị nhà Tống Trung quốc chiếm mất nửa lãnh thổ phía Đông . Phần Đại Việt trên đất Giao chỉ tồn tại đến ngày nay với quốc hiệu Việt Nam .
Lưỡng Quảng xưa là đất Việt , Biển lưỡng Quảng ngàn năm nay về mặt lịch sử vẫn là biển của người Việt , mọi dẫn chứng lươn lẹo của …ai đó đều là dối trá lừa gạt .